Menu ngang

Wednesday, July 13, 2011

Harley-Davidson – Motor & Metal

Dạo quanh nhà máy sản xuất môtô Harley-Davidson

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu xem một chiếc môtô Harley-Davidson đã được sản xuất như thế nào trước khi xuất hiện tại các đại lý.

Được gây dựng vào năm 1903 dưới bàn tay của William Harley và anh em nhà Davidson, hãng Harley-Davidson ngày nay đã trở thành là một trong những nhãn hiệu môtô nổi tiếng, uy tín nhất thế giới.

Lịch sử công ty đã tiến một bước dài từ khi chiếc môtô đầu tiên được sản xuất theo phương pháp thủ công trong khu nhà xưởng nhỏ hẹp. Trong hình là các bình xăng đặc chủng của Harley-Davidson vừa mới ra lò.

Ngày nay, chỉ riêng tại Mỹ, Harley Davidson đã sản xuất hàng trăm chiếc xe mỗi ngày. Ngoài 3 cơ sở sản xuất chính đặt tại Mỹ, Harley-Davidson còn có khoảng 9.000 nhân viên làm việc tại các chi nhánh trên khắp thế giới. Trong ảnh là các loại chắn bùn dành cho xe Harley-Davidson.

Tới thăm nhà máy, bạn sẽ có cơ hội quan sát dây chuyền sản xuất động cơ (bao gồm hệ thống phát và truyền động) của dòng xe Sportster cũng như Buell. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu quy trình sản xuất các bộ phận, chi tiết máy và có thể tự mình cảm nhận sức mạnh của các loại động cơ khác nhau.

Ngoài dây chuyền lắp ráp hệ thống phát và truyền động, nhà máy còn có hơn 600 công nhân khác tham gia vào quy trình sản xuất các chi tiết như bàn đặt chân cho xe Harley-Davidson.

Trong ảnh là máy dập đồ sộ của nhà máy sản xuất môtô Harley-Davidson. Công nghệ ép thủy lực sẽ biến những tấm kim loại thành bộ cản sốc, bình nhiên liệu và ống pô.

Với công nghệ hiện đại và các kỹ thuật viên lành nghề, từng bộ phận trên xe Harley-Davidson đều được sản xuất rất chuẩn.

Các loại ống xả được sắp xếp ngăn nắp.

Một chiếc Harley-Davidson dành cho cảnh sát.

Những bộ khung đã được sơn cẩn thận.

Số lượng lốp lớn được chuẩn bị sẵn sàng để lắp ráp cho từng dòng xe.

“Trái tim” của những chiếc Harley-Davidson cực mạnh là đây.

Các kỹ sư của Harley-Davidson đang lắp bánh sau cho một mẫu xe touring.

Nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến với rất nhiều công đoạn phức tạp như gia công, đánh bóng, mạ crôm, tạo hình, hàn, sơn…

Các công nhân trong nhà máy đang làm việc.
Xe của nền văn hóa Mỹ
Một hãng xe tiềm lực mạnh như Harley Davidson thì “gia phả” của dòng xe này sẽ còn dài nữa. Ảnh hương của loại xe này cũng như nền văn hóa Mỹ cũng đã ngập tràn thế giới. Bất cứ một thằng con trai nào, ở bất cứ đâu, chỉ cần vài lần ngó trên màn ảnh của Hollywood có một vài siêu sao nào cưỡi Harley, đằng sau có một cô chân dài miên man xõa tóc phóng như bay trên cao tốc là đủ chết mê chết mệt.
Những chiếc xe đời mới của Harley bây giờ có nhiề kiểu máy giảm tiếng ồn để cho thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên đối với dân chơi Harley, thứ tiếng động cơ ồm ồm, ròn đục như tiếng gầm của sư tử vẫn là trên hết.
Harley Davidson xe danh cho su tu
Môn đồ của Greatful Dead và Harley Davidson.
Hình ảnh những người đàn ông nặng 2 tạ, mặc áo da để tay trần săm vằn vện, tóc tai bờm xờm thường gây ác cảm cho những ông già bà cố khó tính. Cứ nhắc đến bọn đi Harley là nghĩ đến rượu, rock và các vụ đánh nhau rầm trời. Mà con gái đã cưỡi lên xe này là cũng thành đồ bỏ! he he
Harley Davidson xe danh cho su tu
Nhưng kẻ bán mặt trên đường...
Nhưng không phải là như vậy. Các nhóm đi xe Harley cũng có thú vui rất đơn giản và hồn nhiên như thơ trẻ. Mỗi dịp hội hè, họ lại tụ tập dựng trại, làm những phi vụ bảo tồn động vật hoang dã như kiểu ăn giun, nuôi cá sấu. Rồi những trò chơi như cưỡi Harley ăn xúc xích treo, tắm bùn đuổi lợn hay nghêu ngao hát nhạc của Greatful Dead – thứ nhạc rock triết lý thần sầu của những tay râu rậm.
Harley Davidson xe danh cho su tu
Hồn nhiên như cây cỏ.
Khi Harley Davidson mở hội
Khi Harley Davidson mở hội
Hàng năm, các anh hùng xa lộ, các cao bồi đường nhựa đều tụ hội về thánh địa Sturgis để viết tiếp huyền thoại Harley.
Nhắc lại lần nữa, năm1903, William Harley và anh em nhà Arthur & Walter Davidson mày mò lắp ra ba chiếc mô tô đầu tiên để đi cho vui. Bốn năm sau họ rủ thêm được William Davidson và lập ra công ty mô tô huyền thoại Harley-Davidson Motor Co.; dù “chỉ“ là xưởng làm mô tô lâu đời đứng thứ 5 thế giới, song bốn tên tuổi kia (Husqvarna, Royal Enfield, Triumph và American Motorcycles) hôm nay chỉ là cái vỏ suông, trong khi các môn đồ của Harley-Davidson ăn ngủ sống chết với người bạn 2 bánh của mình. Sturgis, một thị tứ nhỏ ở Nam Dakota (USA), được chọn làm thánh đường để hành hương từ 70 năm nay.
“No Country for”… Honda
Thực ra đám đàn em của Peter Fonda và Dennis Hopper - được biết hơn dưới cặp tên Wyatt và Billy trong phim mô tô Easy Rider bất hủ - không có ý định đua với tiền bối về mặt bạo lực, song khởi đầu của cuộc hội tụ Harley-Davidson hằng năm luôn là một vụ hành hình truyền thống: giữa đêm đen, tiếng gầm rú của mấy trăm ngàn mô tô phân khối lớn khiến cả thành phố dựng dậy để chứng kiến một cảnh tượng kỳ quái - một núi xe mô tô chồng chất lên nhau bị ăn mồi lửa từ họng một khẩu súng phun lửa. Trong ánh lửa rừng rực, dễ nhận thấy các “nạn nhân” mang tên Honda,Kawasaki, Yamaha… Các nạn nhân Nhật Bản tội nghiệp ấy không có lý gì để tìm đến Sturgis trong mấy ngày này, khi tất cả chỉ xoay quanh nhãn xe huyền thoại Harley-Davidson của các cao bồi đường nhựa đến từ khắp nơi trên thế giới.

Các anh hùng xa lộ, các cao bồi đường nhựa hàng năm
đều tụ hội về thánh địa Sturgis để viết tiếp huyền thoại Harley.
Đến hẹn lại lên, sau sự kiện đầu tiên vào ngày 14/8/1938 là cuộc đua mô tô của câu lạc bộ Jackpine Gypsies với... 9 xe và 10 khán giả, Sturgis được chọn làm điểm hẹn của dân nghiền Harley-Davidson (gọi tắt là Harley) vào mùa Hè mỗi năm. McNenny, năm nay 77 tuổi, là một trong số 6.442 cư dân của Sturgis và chắc đã bỏ cái xứ nhà quê này đi từ lâu, nếu không nhờ sự kiện này để bán đồ lưu niệm: “Bốn tháng làm việc và tám tháng sống sung túc”. Và thế là mỗi mùa Hè quả đất bị chệch quỹ đạo đi một chút mà trung tâm địa chấn rơi vào đúng Nam Dakota, nước Mỹ, hay đúng hơn là trên một đồng cỏ ngoại ô Sturgis: khoảng 600.000 mô tô, không chiếc nào dám có buồng đốt ít hơn 1.600 phân khối, nếu tính trung bình mỗi chiếc nặng 320 cân thì tổng cộng là 200.000 tấn sắt thép, cao su và mỗi xe chở 110 cân người lái kiêm bồ bịch thì phải cộng thêm ngót 70.000 tấn thịt (và mỡ), chả trách mà hành tinh này hơi bị lung liêng chút ít! Và để phục vụ đám đông đó, Sturgis sẽ phải làm cho đủ 6 triệu bánh kẹp Hamburger, 50 triệu lít bia và nước ngọt. Tốt nhất là thôi không nên thống kê nữa. Năm nay hội Sturgis vừa kết thúc hôm 14/8.
Vui là chính
Thường ngày thì Sturgis có cả thảy 15 cảnh sát. Mỗi năm 50 tuần họ bị gọi đi xử lý mấy trò vặt vãnh như bắt mèo trèo cây không chịu xuống hay có người say rượu nằm ngoài vỉa hè. Nhưng đến tháng Tám là cảnh sát trưởng Jim Bush được đặc cách chỉ huy một đội quân vài trăm người. Riêng trong tháng này, tòa án địa phương phải giải quyết một phần ba các sự vụ của cả năm - ma túy, rượu bia, đánh lộn... duy chỉ có tai nạn giao thông thì, kỳ lạ thay, không tăng đáng kể. Các chàng cao bồi râu ria xăm trổ đầy mình trông dữ dằn, nhưng rất ngoan ngoãn nháy đèn rẽ và đi đứng từ tốn trên các tuyến đường nhựa bị nung nóng tới 50 độ C, lịch sự nhường đường cho khách bộ hành và tôn trọng cảnh sát. Ngược lại thì cảnh sát cũng rất thông cảm với đoàn ngựa sắt ô hợp. Kiểm tra kỹ thuật? Hoàn toàn không. Ống bô kêu quá to? Không thành vấn đề. Thiếu mũ bảo hiểm? Bang Nam Dakota không bắt buộc. Chỉ cần cặp kính râm cho tử tế là đủ. Thì ra cảnh sát ở Sturgis chủ yếu là đơn vị tình nguyện từ nơi khác đến làm việc ở đây, và chính họ cũng chẳng gương mẫu lắm khi mông má chiếc Harley của mình với đủ loại đèn đóm nhấp nháy. Không ai thích làm ảnh hưởng đến mấy tuần nghỉ phép trong năm của nhau.
Dân địa phương thì khỏi phải bàn. Ai cũng biết là cuộc sống bị đảo lộn vài tuần, nhưng ai cũng ít nhiều sống nhờ sự kiện này. Người ta cho thuê hết phòng, vườn, bãi đỗ, nhà kho… bất cứ diện tích nào đủ ngả lưng. Hơn nửa triệu mô tô cũng cần trạm xăng, điểm sửa chữa và rửa xe với đội phục vụ chân dài váy ngắn.

Mỗi khi Hè đến là quả đất bị chệch quỹ đạo đi một chút, mà trung tâm địa chấn rơi vào đồng cỏ ngoại ô Sturgis.
Đã thành “truyền thống“, đàn ông cởi trần chít khăn, đám bồ bịch mặc chaps (quần da không có phần mông của dân chăn bò) trùm lên bikini hai mảnh hay đôi khi chỉ có một mảnh. Ban ngày họ tranh thủ đến chụp ảnh ở núi Mount Rushmore có tạc hình đầu các tổng thống Mỹ hoặc xem bò rừng ở vườn quốc gia Badlands, nơi Kevin Costner từng đến quay phim Nhảy múa với bầy sói(Dances with Wolves). Tối là thời gian của các ban nhạc rock hoặc heavy metal, còn đám chân dài thì đăng ký thi đủ kiểu hoa hậu hoặc tổ chức vật nhau trong bùn.
Triết lý sống
Người ta có thể yêu hay ghét Harley-Davidson, nhưng rõ ràng phải công nhận một điều: trong một thế giới lấy cái Tôi làm trung tâm, ai đã cưỡi Harley thì vô cùng sung sướng khi không bị đụng hàng, vì hiếm khi nhìn thấy một chiếc thứ hai giống hệt như thế trên cả thế giới. Nhà sản xuất đã thành công khi cấy vào đầu óc khách hàng một ý tưởng tốn kém, đó là phương châm “Customizing” (chế theo ý khách hàng). Và chẳng mấy ai biết đó là cách kiếm tiền hữu hiệu nhất. Vì chính chủ nhân xe Harley là người cố săn lùng cho bằng được vài phụ tùng khác đời - dĩ nhiên là mua của chính hãng chứ không dùng hàng Đài Loan hoặc Hong Kong. Cuốn catalog phụ tùng mông má xe dày 832 trang! Trong đó có chừng 50.000 phụ kiện và mỗi năm được bổ sung thêm 1.000 đồ chơi nữa.
Riêng mặt này thì dân Mỹ có tinh thần ái quốc cao độ. “Made in USA” là khẩu hiệu được dân chơi Harley giương cao và lan ra toàn cầu. Năm 2009 Harley-Davidson xuất xưởng 314.000 xe, tất cả đều được sản xuất ở Mỹ, tập trung tại vùng Wisconsin thưa dân. Thương hiệu này đắt giá đến nỗi cả những nhà sản xuất tã lót trẻ con cũng trả lệ phí để in lên đó logo đỏ đen dễ nhận dạng, còn các đồ bắt buộc như mũ bảo hiểm, găng tay, kính mát… thì bán chạy quanh năm. Riêng T-Shirt giá cực “chát” (từ 30 USD trở lên) mà mỗi năm cũng bán được 11 triệu cái.
Của nào tiền ấy, đó là lý do vì sao ít thanh niên đủ tiền chơi Harley. Theo Scott Beck, sếp marketing của công ty, tuổi bình quân của khách hàng là 44,5. Do đó Harley-Davidson từ sau khủng hoảng tài chính phải đối hướng kinh doanh. Mô hình mới như Sportster 883 giá ở Mỹ chưa đầy 7.000 USD, ai ít thu nhập thì có thể trả góp (mỗi ngày 6 USD, bằng tiền một bao thuốc lá). “Chúng tôi cũng biết là số phận của động cơ đốt trong đang được đếm từng ngày”, Beck nói, “và đã chuẩn bị dài hơi”. Trong tương lai gần sẽ xuất hiện mô hình chạy động cơ điện hay hybrid (xăng - điện hay diesel - điện).
Chỉ có đám fan đang tụ họp ở Sturgis là không hoài công nghĩ đến chuyện đó. Vì sống trên Harley là sống như thể hôm nay là ngày cuối.
Moto là metal
Cái ngày nay được gọi là metal, là hard rock chắc chắn vẫn chưa hề xuất hiện từ năm 1953, nhưng cùng với bộ phim The Wild One, sự đối xứng hoàn hảo giữa văn hóa rock và motor đã lần đầu tiên được mô tả trọn vẹn. Không chỉ là sự táo tợn (vẫn còn hiếm hoi lúc bấy giờ) của Marlon Brando trong vai kẻ nổi loạn với chiếc áo jacket và quần jean bó sát, mà chính những hành động gây sốc trong phim đã tạo tiếng vang cho khán giả vào thời điểm đó. Một số ý kiến cho rằng bộ phim cổ xúy cho phong trào motor, và e ngại rằng nó đã khắc họa những hình ảnh không lấy gì làm tốt đẹp về những tay lái motor, cũng như khuyến khích giới trẻ nổi loạn. Số khác cho rằng Brando cùng câu lạc bộ motor Black Rebels Motorcycle đã thể hiện thành công khao khát được tự do và thoát ra khỏi các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bất chấp những tranh cãi xoay quanh, bộ phim đã thành công trong việc tạo ra một thế hệ những kẻ đam mê motor.
Khi đứa con lai kỳ dị của nhạc blues, rock n’ roll ra xuất hiện, nó cũng hình thành cho mình một “danh tiếng” gây nhiều tranh cãi, trong khi người nghe không chỉ bị xem như những kẻ tiêm nhiễm sự nổi loạn, mà còn là những phần tử cặn bã của xã hội. Chơi những giai điệu hằn học, lạ tai trước đó chưa từng được biết, cộng với nhịp điệu nhanh, tất cả tạo ra một phản ứng mạnh mẽ đối với người nghe, ít nhất là với những ai thay vì kêu ca về những tiếng ong ong vẫn còn lại trong tai mình, tiếp tục muốn được thưởng thức thêm. Chẳng mấy chốc đã có những so sánh giữa thể loại âm nhạc mới mẻ này với cảm giác mãnh liệt và tự do người nghe cảm nhận được khi dùng từng bắp thịt trên cơ thể buộc cỗ máy hung hãn bung hết tốc lực trên đường cao tốc.
Bất chấp sự quan ngại rộng khắp mà rock và motor cùng nhận được, cuộc hôn phối giữa cả hai sản phẩm này rốt cuộc đã làm nên sự hòa hợp không thể hoàn hảo hơn giữa con người và máy móc. “Ngày nay, không còn có nhiều đại lộ đủ để chúng ta sống lại cảm giác tự do ngày đó, và tôi cho rằng với những tay lái motor, đó quả là một điều thú vị,” Chris Barnes, frontman ban nhạc vùng Florida Six Feet Under, cũng là chủ sở hữu xứng đáng chiếc Harley Davidson 2005 chia sẻ. “Văn hóa rock và metal gắn liền với việc rong ruổi trên những chiếc motor là quá hiển nhiên. Đó chính là một kiểu tự do cá nhân mà những người như tôi đều trân trọng. Với những ai yêu nhạc, bất kể đó là thể loại nào, hãy luôn nghĩ nó giải phóng cho tâm hồn mỗi chúng ta. Là thể loại nào cũng không quan trọng, miễn nó chạm sâu vào tâm hồn nguyên bản nhất , tôi cho là như vậy”.

Một trong những mẫu thiết kế thuộc dòng Harley Davidson 2005
Chính những chiếc motor và những giá trị chúng đại diện trong tư cách một biểu tượng văn hóa đặc thù Mỹ đã làm nên thương hiệu đặc trưng của Judas Priest và trở thành một phần không thể thiếu trong các show diễn của nhóm. “Khi lưu diễn ở Anh (quảng bá album Killing Machine / Hell Bent for Leather), tôi nghĩ sẽ là một ý hay nếu mang lên sân khấu hẳn những chiếc motor trong lúc ban nhạc đang chơi “Hell Bent for Leather.” Rob Halford cho biết. “Dường như phải là như vậy.” Khi sang Mỹ, đầu tiên họ chỉ mượn từ Harley Davidson, và cuối cùng Harley quyết định bán chiếc Low Rider 1981 cho họ chỉ với giá 1 đô. “Đây chính là chiếc xe mà ngày nay chúng ta vẫn còn được thấy, nhưng đã được tân trang theo ý của chúng tôi. Khung xe, bánh xe, đông cơ, tất cả mọi thứ bên trong đều là hàng chính hãng.”.

Harley Davidson Low Rider 1981
“Chúng thuộc về nước Mỹ, đại diện cho nước Mỹ. Đó là sự tự chủ, là sự nổi loạn – tất cả được gắn vào nhau và thể hiện trên chiếc Harley”. Barnes cũng đồng tình rằng luôn có một cái gì đó mang tính biểu tượng trong việc điều khiển con quái vật này, cũng như thôi thúc chúng ta tạm thời lánh xa những truyền thống xưa cũ của xã hội hiện đại và quay trở về với những giá trị đích thực. “Lái xe hơi khác với lái motor. Lái xe hơi giống như chúng ta bị cột chặt vào và không tận hưởng được cảm giác tự do có được khi lái motor. Giống như quay trở lại miền Tây oai hùng ngày trước khi chúng ta vẫn rong ruổi trên chú ngựa về những miền đồng quê hoang dã.”.
Trong những clip nhạc cũng như những cuốn tạp chí, nghệ sĩ rock và metal luôn sử dụng những chiếc motor làm đạo cụ – bất chấp họ có thật sự lái hay là không nhưng một chiếc motor dường như mang tính truyền thống và là một biểu tượng dễ hiểu gần gũi để thể hiện sự rắn rỏi can trường của người nghệ sĩ.
“Tôi luôn nhấn mạnh rằng những chiếc Harley chính là hiện thân của heavy metal vì giống như âm nhạc của heavy metal, những sản phẩm của Harley đều to lớn, ầm ĩ, giòn giã và chúng đều có thể cảm nhận được cũng như khiến mọi người tức điên”. Do vậy, không quá ngạc nhiên khi Harley-Davidson từng hợp tác với rất nhiều nghệ sĩ của thể loại hard rock và metal. Chính Paul James, Giám Đốc Truyền Thông Sản Phẩm của nhãn hiệu motor nổi tiếng này cũng thừa nhận: “Harley luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhạc rock. Cụ thể ở thể loại metal, Rob Halford của Judas Priest vẫn hàng đêm phi motor lên sân khấu mỗi buổi diễn và mới đây nhất anh ấy đã chạy chiếc Harley Cross Bones lên nhận giải Golden Gods Awards. Dĩ nhiên những cựu binh những năm 80 như Mötley Crüe và  L.A Guns đã có nhiều ảnh hưởng đối với Harley vào thời kì đó nhưng không phải chỉ có họ mà thôi. Thật sự đó là tất cả những thể loại metal và hard rock”.

Rob Halford tại lễ trao giải Revolver Golden Gods Awards 2010 cùng người dẫn chương trình Andrew W.K (trái) và đô vật Chris Jericho (Fozzy - phải)
“Bạn hẳn sẽ thấy ngạc nhiên khi những nhóm như As I Lay Dying, Lamb of God, SlayerTrivium đều là những “quái xế” trên chiếc Harley. Ngay cả Ravn, ca sĩ của nhóm black metal 1349 cũng là một người say mê Harley, và tôi luôn sẵn lòng muốn biết bộ phụ tùng trên xe của anh ta dạo này đã trông như thế nào rồi. Gần đây nhất, Dave Grohl cũng trở thành khách hàng thân thiết của chúng tôi. Anh ta có kha khá những chiếc Harley trong garage của mình và tay lái của anh cũng ngon lành như lúc anh ấy chơi trống. Và khi chúng tôi nghe nói rằng những nhóm cũng bị chứng ghiền mô tô như Job for a Cowboy, Whitechapel, AtreyuFive Finger Death Punch, chúng tôi đã đặt hình ảnh họ thông qua chương trình cấp phép lái xe ở Rider’s Edge (học viện đào tạo lái mô tô của Harley Davidson).”, Paul James chia sẻ thêm.
Huyền thoại Rob Halford khẳng định: “Những chiếc motor này đều có những đặc tính mà heavy metal có nên có một sự tương quan rất chặt chẽ giữa rock n’ roll, heavy metal cùng những sản phẩm của Harley Davidson nói riêng và những chiếc motor nói chung”.

Áo phông, quần jean, và… Harley Davidson

Và đây là ước mơ nhỏ nhoi của em.^_^

No comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
Blogger Gadgets
BACK TO TOP