Tuần tới, lãnh đạo Sô Viết cuối cùng Mikhail Gorbachev kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình. Archie Brown chúc mừng mười hai thành tựu đột phá đã làm
nước Nga và thế giới tốt đẹp hơn.
Mỗi năm thành công trong nửa sau thập niên đổi mới 1980 mang ý nghĩa đột phá hơn đối với Mikhail Gorbachev so với năm trước. Ông đã tiếp tục lên tiếng ủng hộ "tư tưởng xã hội chủ nghĩa" cũng như cho quá trình đổi mới, nhưng yếu tố tiếp tục của ngôn ngữ (tuy nhiên cũng kèm theo khái niệm sáng tạo hơn) này đã những nhà quan sát nông cạn nhất hiểu lầm. Trên thực tế Gorbachev đã chuyển từ một nhà cải cách Cộng sản thành một người theo chủ nghĩa xã hội trong một dạng thức xã hội dân chủ - một chuyển đổi đầy chất lượng. Thật hời hợt và sai lầm khi phê bình rằng thay đổi ấy không phải là ý định của ông từ năm 1985. Ngược lại, nó là một trong những mặt mạnh của Gorbachev khi ông có một đầu óc cởi mở đủ để mở rộng khái niệm của mình về mong mỏi chính trị nào, nếu được theo đuổi với đủ mưu lược, có thể có được ở một quốc gia với truyền thống độc tài lâu dài của Sa Hoàng lẫn Sô Viết. Tính đột phá hoá trong viễn kiến của Gorbachev có được là nhờ vào sự chống đối chính trị và sự trì trệ của nhà cầm quyền mà ngay cả một cải cách tương đối cũng phải đối diện. Nó cũng được kích thích bởi dòng cuốn của những tư tưởng và lập luận mới từ bên trong nhóm cố vấn riêng của ông lẫn bên ngoài xã hội, bản thân nó cũng là phản ứng đối với phong trào đổi mới và sự thẳng thắn hơn mà ông đã khuyến khích.
Việc giải phóng chính quyền, đặc biệt là trong giai đoạn 1986-87 và việc dân chủ hoá một phần, đặc biệt là trong giai đoạn 1988-89, đã đưa ra mọi khó khăn và mối phẫn uất vốn đã bị đè nén từ lâu lên bề mặt của cuộc sống chính trị Sô Viết. Ngăn hồ sơ chính trị của Gorbachev đã trở nên vô cùng quá tải. Bởi thế đã có những thất bại. Đáng lưu ý nhất là quá trình đổi mới kinh tế. Đã có một khởi đầu nhưng nền kinh tế trong những năm cuối thời kỳ đổi mới đang ở trong tình trạng dật dờ - nó không còn là một nền kinh tế tập trung nhưng cũng chưa phải là một nền kinh tế thị trường hiệu quả. Khoảng dài thời gian Liên Sô nằm dưới quyền thống trị của Cộng sản đã khiến cho việc chuyển đổi sang hệ thống thị trường trở nên khó khăn hơn so với những quốc gia Cộng sản Đông Âu lẫn Trung Quốc. Thêm vào đó, khi quá trình thị trường hoá diễn ra vào những năm 1990s, nó đã bị thất bại một cách hiển nhiên trong việc đạt đến những tiêu chuẩn tối thiểu đối với công bằng xã hội và đã giúp giải thích được vì sao Gorbachev đã lưỡng lự khi làm việc này, ngay cả sau khi ông đã đón nhận quan điểm căn bản của kinh tế thị trường (như ông đã làm trong giai đoạn 1990-91).
Một thất bại khác là sự chậm trễ trong khi tìm cách chuyển hoá từ một chính quyền liên bang giả tạo sang một thể chế liên bang thật sự và tự nguyện. Những ưu tiên hàng đầu của Gorbachev là giải phóng và dân chủ hoá quá trình cải cách chính trị trong nước và nỗ lực nhằm đưa quan hệ quốc tế vào một nền tảng mới. Quan hệ giới các quốc gia và các nước cộng hoà trong Liên bang Sô Viết không nằm tại đỉnh cao của lịch trình của ông mãi cho đến khi chúng tự tìm cách đưa mình vào. Chính việc cải cách chính trị của ông - cho phéo người dân lên tiếng than phiền về quốc gia mình mà không sợ bị bắt giữ hoặc cầm tù, thậm chí được quyền lựa chọn những đại biểu lập pháp để đòi hỏi chủ quyền cho các nước cộng hoà của họ - đã làm cho vấn đề này trở nên nổi bật. Chính sách ngoại giao của Gorbachev và thái độ không thân thiện đối với việc can thiệp quân sự, nhờ đó đã dẫn đến quá trình giành độc lập một cách hoà bình của các quốc gia nằm trong khối Sô Viết, và cũng đã tăng cường kỳ vọng từ những nước cộng hoà Sô Viết ít bị ảnh hưởng nhất, đặc biệt là những nước trong vùng Baltic. Người dân đã bắt đầu tin rằng quốc gia họ cũng có thể trở nên độc lập và phi cộng sản.
Qui trách nhiệm cho Gorbachev đã không giải quyết được vấn đề dân tộc và đạt được một liên bang thiện nguyền, với quyền lực được tập trung nhiều hơn vào các nước cộng hoà (cũng như mục đích trong những thành công khác nhau về Hiệp ước Liên Bang mà ông đã đề xướng), thì quá khắc nghiệt. Bên trong guồng máy chính phủ do đảng cầm quyền, và đặc biệt là trong tầng lớp liloviki - gồm quân đội và tập đoàn công nghiệp-quân sự, cơ quan KGB và Bộ Nội vụ - đã có một chống đối mãnh liệt về việc mất đi bất cứ phần đất nào của Liên Xô sau "thất bại" của khối Đông Âu. Thực tế là Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Giám đốc KGB, Bộ trưởng Quốc phòng và người đứng đầu ngành kỹ nghệ quân sự đều là những người cầm đầu trong âm mưu lật đổ Gorbachev vào tháng Tám 1991 cũng đủ làm bằng chứng, nếu cần bằng chứng, đối với nhiệm vụ bất khả thi mà Gorbachev phải đối diện trong việc tìm cách hoà giải khát vọng giành chủ quyền đối với một số các quốc gia bên trong Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Sô Viết đa dân tộc với quyết tâm của những lợi ích đầy quyền lực bên trong quốc gia để giữ vững danh dự của nhà nước Sô Viết. Nói chung có thể Gorbachev hẳn đã thắng cuộc trong việc chống đỡ phần nào đối với nội bộ bằng cách đạt được thoả thuận từ số đông các nước cộng hoà Sô Viết tham gia vào cái mà ông gọi là "Liên bang được cách tân" nếu Boris Yeltsin đã không cản trở công việc này bằng cách đòi hỏi Nga phải được độc lập khỏi Liên bang, ngay cả khi nước Nga và người Nga đang là đối tác thống lĩnh trong quốc gia này.
Với tôi, những thất bại này, nếu có, chỉ rất nhỏ bé so với những thành tựu khổng lồ của Gorbachev. Đương nhiên có những người khác đã tiếp tục đóng góp cho những thành công này, nhưng trong cơ cấu khắt khe của guồng máy Sô Viết chúng đã không thể nào xảy ra được nếu một người nào mà không phải là Gorbachev được lựa chọn làm lãnh tụ của Đảng Cộng sản Liên Xô khi Konstantin Chrnenko qua đời vào tháng Ba năm 1985. Chúng ta biết được từ những hồi ký và phỏng vấn của các thành viên trong Bộ Chính trị của Chernenko rằng họ họ đã bị sốc trước những thay đổi táo bạo sau đó về đường hướng trong chính sách đối ngoại và đối nội do Gorbachev khởi xướng và phát triển. Vị tân Tổng Bí thư đã phải sử dụng toàn bộ quyền lực của chức vụ này và toàn bộ sức mạnh thuyết phục của cá nhân mình để đưa Bộ Chính trị và những đảng viên kỳ cựu trong guồng máy đồng hành với ông trong thời gian có thể.
Danh sách này không phải là toàn bộ (còn có những thay đổi tốt hơn), nhưng những điều sau đây là 12 thay đổi cơ bản ra khỏi quá khứ Sô Viết đối với Nga và thế giới chủ yếu nhờ công lao của Gorbachev:
1. Giới thiệu khái niệm glasnost (đổi mới) và quá trình tiến triển của nó đối với quyền tự do ngôn luận và xuất bản.
2. Việc trả tự do cho những nhà chống đối từ tù ngục và lưu đày, và việc phục hồi những người bị đàn áp một cách bất công trong quá khứ.
3. Thiết lập việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và chấp dứt đàn áp các tôn giáo.
4. Tự do thông tin trên toàn bộ các phương diện, bao gồm việc chấm dứt phá sóng các đài nước ngoài, trao đổi thông tin nhiều hơn và tăng cường quyền tự do xuất ngoại.
5. Giới thiệu tranh cử thật sự đối với các vị trí lập pháp với quyền lực thật sự (một quyết định được đưa ra vào năm 1988 và được thực thi vào năm 1989, đánh dấu thời điểm chuyển đổi từ giải phóng sang dân chủ hoá).
6. Phát triển xã hội dân sự với vô số những tổ chức độc lập và nhóm đấu tranh đang nổi lên - kết quả của quá trình đổi mới chứ không phải là tiền thân của nó như một số nhà quan sát vẫn tưởng.
7. Tiến triển của hệ thống pháp luật trong đó bao gồm đưa Đảng Cộng sản nằm dưới luật pháp và chuyển quyền lực tối cao từ đảng sang các cơ quan nhà nước (với việc Bộ Chính trị trong hai năm cuối cùng của Liên Bang Sô Viết không còn đương nhiên là bộ phận quyền lực nhà nước cao nhất mà chỉ là nơi hội luận trong đó các thành viên ngày càng lên tiếng chống lại Gorbachev).
8. Thay thế học thuyết và giáo điều Leninist với sự cam kết về đa đảng và quyền tự do tìm hiểu kiến thức (ngay cả khi Gorbachev vẫn lên tiếng tôn trọng Lenin, ông đã xóa bỏ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Leninist).
9. Chấm dứt can thiệp quân sự của Liên Xô tại Afghanistan, với người lính Sô Viết cuối cùng rời khỏi đất nước này vào đầu năm 1989.
10. Cho phép các quốc gia trong Hiệp ước Warsaw ở Đông Âu trở thành độc lập và phi cộng sản mà không phải mất một viên đạn nào (ngoại trừ Romania, nới Gorbachev có ít ảnh hưởng nhất, và người Romania đã bắn giết lẫn nhau).
11. Đồng ý và thương lượng với Helmut Kohl trong quá trình thống nhất nước Đức một cách hoà bình.
12. Hỗ trợ cho ba chuyển đổi vĩ đại về chính sách đối ngoại ở trên là một thay đổi cơ bản trong viễn kiến - được mệnh danh là "Ý tưởng Mới" mà Gorbachev đã đón nhận và phát huy. Ông đã phải đối khái niệm rằng quan hệ Đông - Tây như là một trò chơi được ăn cả ngã về không và cổ vũ quan điểm về những giá trị toàn cầu và quyền lợi toàn cầu. Với việc này, trong năm 1988 ông đã phá bỏ nền móng tư tưởng của cuộc Chiến tranh Lạnh. Năm 1989, khi những hành động và bất hành động của Gorbachev phản ánh Ý tưởng Mới này, cuộc Chiến tranh Lạnh đã lụi tàn.
Trong khi Gorbachev bước vào tuổi 80 và hồi tưởng lại cuộc đời chính trị của mình, ông có thể tự hào về thực tế là ông đã để lại một nước Nga tự do hơn trước đây và với vai trò quyết định trong việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh, ông đã tạo ra cơ hội cho các quan hệ quốc tế được tiến hành với nền tảng hoà bình và công bình hơn. Vấn đề hoàn toàn khác hơn ở đây là những khả năng này đã được sử dụng ra sao trong quốc gia của ông và những quốc gia nào hiểu nhầm rằng chính là sức mạnh quân sự của họ chứ không phải là tầm nhìn của Gorbachev và chủ nghĩa hiện thực cao hơn đã chấm dứt sự chia rẽ ở châu Âu và loại bỏ mối đe doạ của một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc.
Nguồn: Archie Brown, Open Democracy
No comments:
Post a Comment