Trả lời báo chí trong chuyến thăm Việt Nam, Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chuyên về nhân quyền khẳng định quan điểm ủng hộ tự do Internet nhưng muốn Việt Nam là đối tác lâu dài.
Trong tài liệu công bố hôm 27/2, sau chuyến thăm trước đó của ông Daniel Baer, Trợ lý Thứ trưởng phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phía Mỹ nhắc rằng “ngăn chặn trang web như Facebook không làm người ta thay đổi quan điểm chính trị”.
Ông Baer đã trả lời báo chí, xác nhận ông gặp gỡ các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin – Truyền thông của Việt Nam.
Ngoài ra, ông cũng có buổi tiếp xúc với sinh viên tại Hà Nội.
Nói với báo chí, ông nhắc đến nỗ lực làm rõ với phía chính quyền Việt Nam rằng tự do Internet là một nguyên tắc Hoa Kỳ luôn ủng hộ:
“Điều chúng tôi muốn nêu rõ ở đây là ngăn chặn trang như Facebook không chỉ là chuyện ngăn sự phát biểu tự do, và ngăn cản phát biểu chính trị cũng không thay đổi được ý kiến chính trị,”
Câu hỏi được phóng viên đưa ra trong bối cảnh có tin nói Facebook và một số trang mạng xã hội bị chặn ở Việt Nam thời kỳ trước Đại hội Đảng hồi tháng 1.
Ông Daniel Baer nói tiếp: “Vì thế, ngăn chặn một trang web không chỉ là ngăn chặn quan điểm chính trị mà còn là chuyện ngăn chặn một nơi để người ta gặp gỡ, hợp tác về ý tưởng kinh doanh, và cũng là ngăn cản nơi trao đổi tự do giúp tạo dựng ra các nhà lãnh đạo kinh tế thuộc thế hệ sau.”
‘Vì tương lai của Việt Nam’
Ông Baer cũng xác nhận ông và các quan chức Mỹ đã từng nêu nhiều lần trường hợp của Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý:
“Chúng tôi đã công khai hoan nghênh và ghi nhận quyết định [của Việt Nam] hồi năm ngoái thả Cha Lý vì lý do y tế, và chúng tôi tiếp tục kêu gọi thả ông vô điều kiện.”
Trước câu hỏi liệu chuyến đi trong tháng 2 vừa qua của ông có liên quan gì đến chuyện đặt hay không Việt Nam vào danh sách các nước Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt vì thiếu vắng tự do tôn giáo (CPC), ông Baer nói một cách ngoại giao rằng “Các vấn đề về tự do tôn giáo tiếp tục là một phần của cuộc đối thoại với chính phủ ở Việt Nam” mà Hoa Kỳ đang làm.
Nhưng ông tiết lộ rằng ngay sáng hôm đó, ông đã “Nêu ra chủ đề này trong cuộc họp với Bộ Ngoại giao Việt Nam”.
Nhìn chung, ông cho rằng các cuộc nói chuyện với quan chức chính phủ Việt Nam là “thân mật, thẳng thắn và hiệu quả”.
Ông cũng nhắc đến vụ nhân viên ngoại giao Mỹ Christian Marchant bị công an Việt Nam xô đẩy và bắt lên xe.
PPhía Mỹ gọi đây là “sự cố tại Huế” (incident in Hue) và qua lời ông Baer đã cho biết hai bên làm việc “qua các kênh ngoại giao và cùng cam kết để không xảy ra sự việc như vậy nữa”.
Nhắc lại quan điểm về tự do Internet mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nêu trước đó, ông Baer cũng nói rằng “để tư tưởng, ý tưởng được trao đổi tự do” là điều hoàn toàn nằm trong quyền lợi lâu dài của Việt Nam.
“Chúng tôi nêu ra rằng tự do Internet ở đây không phải vì lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ, mà vì tương lai của Việt Nam và mong muốn của chúng tôi muốn có đối tác lâu bền với Việt Nam.”
Ông Baer xác nhận hôm 23/2 tại Hà Nội rằng chuyến đi của ông tiếp nối các chuyến thăm đến Việt Nam của Thứ trưởng Michael Posner từ Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động hồi tháng 12, và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong năm 2010.
Tiến sĩ Baer, người gốc Colorado, lên nhậm chức ở Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 11/2009 sau khi đã giảng dạy tại Georgetown University và nghiên cứu tại ĐH Harvard.
Là người quan tâm đến tự do Internet, ông Baer cũng dự và phát biểu tại hội thảo quốc tế về tự do trên mạng ở Budapest hồi tháng 9/2010.
Có vẻ như các chuyến thăm này cho thấy Washington tiếp tục chủ trương liên kết, thuyết phục và nhắc nhở hơn là trừng phạt Hà Nội khi nói đến tự do thông tin, nhất là thông tin qua mạng Internet.
Các giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam liên tục nêu ra chuyện chính quyền ngăn chặn tự do thông tin từ trước và cả sau kỳ Đại hội Đảng vừa qua.
Gần đây nhất, công an tại TP Hồ Chí Minh đã bắt nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Đan Quế nhưng rồi tạm thả 26 tiếng sau đó.
Bác sĩ Quế bị bắt ngày 26/02 với cáo buộc “có dấu hiệu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong lúc các bản tin quốc tế nói ông Quế đã đưa lên mạng lời kêu gọi biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài như ở Bắc Phi.
Anh trai của ông, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao Trào Nhân Bản tại Mỹ cho hay Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã can thiệp để thả ông Quế ra.
Trong tài liệu công bố hôm 27/2, sau chuyến thăm trước đó của ông Daniel Baer, Trợ lý Thứ trưởng phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phía Mỹ nhắc rằng “ngăn chặn trang web như Facebook không làm người ta thay đổi quan điểm chính trị”.
Ông Baer đã trả lời báo chí, xác nhận ông gặp gỡ các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin – Truyền thông của Việt Nam.
Ngoài ra, ông cũng có buổi tiếp xúc với sinh viên tại Hà Nội.
Nói với báo chí, ông nhắc đến nỗ lực làm rõ với phía chính quyền Việt Nam rằng tự do Internet là một nguyên tắc Hoa Kỳ luôn ủng hộ:
“Điều chúng tôi muốn nêu rõ ở đây là ngăn chặn trang như Facebook không chỉ là chuyện ngăn sự phát biểu tự do, và ngăn cản phát biểu chính trị cũng không thay đổi được ý kiến chính trị,”
Câu hỏi được phóng viên đưa ra trong bối cảnh có tin nói Facebook và một số trang mạng xã hội bị chặn ở Việt Nam thời kỳ trước Đại hội Đảng hồi tháng 1.
Ông Daniel Baer nói tiếp: “Vì thế, ngăn chặn một trang web không chỉ là ngăn chặn quan điểm chính trị mà còn là chuyện ngăn chặn một nơi để người ta gặp gỡ, hợp tác về ý tưởng kinh doanh, và cũng là ngăn cản nơi trao đổi tự do giúp tạo dựng ra các nhà lãnh đạo kinh tế thuộc thế hệ sau.”
Tự do Internet ở đây không phải vì lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ, mà vì tương lai của Việt Nam và mong muốn của chúng tôi muốn có đối tác lâu bền với Việt NamTiến sĩ Daniel Baer
Ông Baer cũng xác nhận ông và các quan chức Mỹ đã từng nêu nhiều lần trường hợp của Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý:
“Chúng tôi đã công khai hoan nghênh và ghi nhận quyết định [của Việt Nam] hồi năm ngoái thả Cha Lý vì lý do y tế, và chúng tôi tiếp tục kêu gọi thả ông vô điều kiện.”
Trước câu hỏi liệu chuyến đi trong tháng 2 vừa qua của ông có liên quan gì đến chuyện đặt hay không Việt Nam vào danh sách các nước Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt vì thiếu vắng tự do tôn giáo (CPC), ông Baer nói một cách ngoại giao rằng “Các vấn đề về tự do tôn giáo tiếp tục là một phần của cuộc đối thoại với chính phủ ở Việt Nam” mà Hoa Kỳ đang làm.
Nhưng ông tiết lộ rằng ngay sáng hôm đó, ông đã “Nêu ra chủ đề này trong cuộc họp với Bộ Ngoại giao Việt Nam”.
Nhìn chung, ông cho rằng các cuộc nói chuyện với quan chức chính phủ Việt Nam là “thân mật, thẳng thắn và hiệu quả”.
Ông cũng nhắc đến vụ nhân viên ngoại giao Mỹ Christian Marchant bị công an Việt Nam xô đẩy và bắt lên xe.
P
hía Hoa Kỳ nêu ra vụ ông Christian Marchant bị công an Việt Nam xô đẩy tại Huế
Nhắc lại quan điểm về tự do Internet mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nêu trước đó, ông Baer cũng nói rằng “để tư tưởng, ý tưởng được trao đổi tự do” là điều hoàn toàn nằm trong quyền lợi lâu dài của Việt Nam.
“Chúng tôi nêu ra rằng tự do Internet ở đây không phải vì lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ, mà vì tương lai của Việt Nam và mong muốn của chúng tôi muốn có đối tác lâu bền với Việt Nam.”
Ông Baer xác nhận hôm 23/2 tại Hà Nội rằng chuyến đi của ông tiếp nối các chuyến thăm đến Việt Nam của Thứ trưởng Michael Posner từ Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động hồi tháng 12, và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong năm 2010.
Tiến sĩ Baer, người gốc Colorado, lên nhậm chức ở Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 11/2009 sau khi đã giảng dạy tại Georgetown University và nghiên cứu tại ĐH Harvard.
Là người quan tâm đến tự do Internet, ông Baer cũng dự và phát biểu tại hội thảo quốc tế về tự do trên mạng ở Budapest hồi tháng 9/2010.
Có vẻ như các chuyến thăm này cho thấy Washington tiếp tục chủ trương liên kết, thuyết phục và nhắc nhở hơn là trừng phạt Hà Nội khi nói đến tự do thông tin, nhất là thông tin qua mạng Internet.
Các giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam liên tục nêu ra chuyện chính quyền ngăn chặn tự do thông tin từ trước và cả sau kỳ Đại hội Đảng vừa qua.
Gần đây nhất, công an tại TP Hồ Chí Minh đã bắt nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Đan Quế nhưng rồi tạm thả 26 tiếng sau đó.
Bác sĩ Quế bị bắt ngày 26/02 với cáo buộc “có dấu hiệu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong lúc các bản tin quốc tế nói ông Quế đã đưa lên mạng lời kêu gọi biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài như ở Bắc Phi.
Anh trai của ông, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao Trào Nhân Bản tại Mỹ cho hay Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã can thiệp để thả ông Quế ra.
No comments:
Post a Comment